CAO SU GHÉP PHỦ VENEER SỒI LÀ GÌ?

06/10/2021
Tin tức

ĐỊNH NGHĨA CAO SU GHÉP PHỦ VENEER SỒI

Cao su ghép phủ veneer sồi là gì?

Giống như gỗ cao su ghép phủ veneer xoan,  gỗ cao su ghép phủ veneer sồi cũng được sản xuất bằng cách sử dụng ván veneer từ cây sồi tự nhiên phủ lên bề mặt gỗ cao su ghép để tạo ra sản phẩm gỗ công nghiệp có bề mặt phẳng đẹp, không bị lộ những vết ghép nối thanh gỗ gây mất thẩm mỹ. 

Sản phẩm gỗ cao su ghép phủ Veneer sồi được thị trường ưa chuộng bởi độ bền của gỗ, độ sáng, độ cứng cao và tính chịu lực tốt. Ngoài ra loại gỗ công nghiệp này còn mang cả những đặc điểm nổi bật khác như: Tính ổn định vật lý, giúp chống lại các trạng thái cong, vênh, co, rút, xoắn,…

 

Cấu tạo của cao su ghép phủ veneer sồi

 Cao su ghép phủ Veneer sồi bao gồm 2 thành phần:

- Cao su ghép: Là sản phẩm ván gỗ được sản xuất theo quy trình lắp ghép các thanh gỗ cao su tự nhiên sau khi đã được sấy, cắt phôi, bào thô và tẩm keo, ghép thanh và cuối cùng là khâu kiểm định chất lượng để cho ra đời một sản phẩm gỗ ghép với chất lượng tốt nhất. Lõi cao su ghép này đã được xử lý mối mọt độ ẩm theo đúng quy chuẩn, đồng thời sử dụng các loại keo nhập khẩu kết dính tốt để đảm bảo thành phẩm gỗ ghép cao su với các kích thước khác nhau phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

- Bề mặt phủ veneer sồi: Veneer sồi là một loại gỗ tự nhiên, được lạng tinh xảo ra từ cây sồi, có độ dày khoảng 1Rem đến 2 Ly. Lớp Veneer đảm bảo chất lượng vì đã được xử lý hoàn toàn về các vấn đề mối, mọt, cong vênh. Đồng thời với lớp vân gỗ tinh tế veneer sồi mang lại vẻ sang trọng không kém gì so với gỗ sồi tự nhiên.

Quy trình dán Veneer

Bước 1: Phủ keo

Ván lạng cắt vuông vức sẽ được tráng lớp keo đặc chủng bằng máy tự động. Loại keo sử dụng là keo UF. Keo có chứa hợp chất NH4CL nên khả năng bám dính cao, thời gian đóng rắn rất nhanh ở mọi nhiệt độ. Keo UF không chứa chất độc hại đối với sức khỏe của con người.

 

Bước 2: Dán lên bề mặt cốt gỗ

 

Sau đó dán ván lạng lên 2 bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Riêng đối với kiểu lạng trọn, sẽ cho ra tấm gỗ có kích thước khổ XK 1220 x 2440mm và khổ NĐ 1200x2400mm. Lúc này không cần phải ghép nhiều tấm lạng với nhau. Còn với kiểu lạng mỏng, lạng miếng thì phải ghép các tấm lạng với nhau, phủ kín bề mặt cốt gỗ theo tiêu chuẩn.

Có nhiều cách ghép vân Veneer khác nhau

Veneer ghép theo kiểu vân đồng chiều

Veneer ghép theo kiểu vân đảo chiều

Veneer ghép nối tiếp

Veneer ghép đối

Veneer ghép đối xứng chạy ngang

 Bước 3: Ép tấm gỗ công nghiệp đã dán Veneer

Tiếp theo, đưa tấm gỗ vào máy ép nguội/ ép nóng. Thời gian, nhiệt độ và lực nén ép sẽ phục thuộc vào từng loại Veneer và cốt gỗ.

Bước 4: Chà nhám

Dùng máy chà nhám, đánh bóng bề mặt tấm gỗ và các góc cạnh, đảm bảo độ mịn, đẹp.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng, phân phối ,sản xuất

Kiểm tra chất lượng sản phẩm tấm gỗ. Đem lưu kho, sản xuất các đồ dùng nội thất theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng.

Share